Hoạt động vận chuyển đường thủy nội địa
Sự ra đời của vận tải đường thủy nội địa như một bước ngoặc đánh dấu thay đổi rõ rệt về cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường, giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh, con người người bắt kịp xu thế cuộc sống hiện đại.
Thường tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Nam, trong đó, đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Nam Bộ chiếm ưu thế. Mặc dù đã có những bước phát triển vượt trội nhưng chưa phát huy tuyệt đối do cơ sở hạ tầng tuyến nội địa chưa được phân luồng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Tuy nhiên, vận chuyển đường thủy nội địa dần được xã hội hóa, quy mô hoạt động, điều hành còn khá lỏng lẻo, phương tiện chưa tập trung mà phân tán ra các hộ gia đình nhỏ lẻ và tư nhân. Thiết bị bốc dỡ container tại cảng nội địa có nguồn vốn lớn.
Đặc điểm của vận chuyển đường thủy nội địa
Vận tải đường thủy nội địa có vị trí vô cùng quan trọng, được khách hàng tin dùng nhờ vào các đặc điểm sau:
– Vận chuyển được nhiều loại hàng hóa, hàng cồng kềnh với khối lượng lớn, kích thước khác nhau dễ dàng.
– Tuyến đường di chuyển thông thoáng, thời gian kiểm soát rút ngắn, năng lực vận chuyển cao nên hàng hóa lưu thông nhanh, đến nơi khách hàng yêu cầu đúng lịch.
– Ít gặp nguy hiểm và sự cố do tốc độ di chuyển ổn định. Đặc biệt, chi phí vận chuyển rẻ hơn so với đường bộ truyền thống.
Mặt khác, vận chuyển đường thủy nội địa gặp hạn chế như thời gian vận chuyển lâu, phụ thuốc nhiều vào yếu tố thời tiết, điều kiện tự nhiên.
Lợi thế của vận chuyển đường thủy nội địa
Đường thủy nội địa trên các tuyến sông rất khả thi, giao thông tự nhiên, tính ưu việt cao hơn đường bộ vì diện tích đường bộ bị giới hạn, không thể mở rộng thêm.
Vận tải đường thủy nội địa có lợi thế về địa lý, chi phí đầu tư không nhiều, ít gây ô nhiễm môi trường, giá cước vận chuyển rẻ hơn so với các phương thức khác.
Chuyên chở được những mặt hàng khối lượng nặng như bột đá, xi măng, cát, gạch, cột bê tông, đất sét, thiết bị, sắt thép, mangan và than cám.
Kết hợp với các hình thức vận chuyển khác như đường sắt, đường bộ để đưa hàng hóa đến tay khách hàng một cách an toàn và nhanh chóng.
Loại hàng thường vận chuyển đường thủy nội địa
Các mặt hàng vận tải đường thủy nội địa thường chuyển chở gồm có:
– Hàng vật liệu xây dựng: ống nước, xi măng, gạch, đá, cát, sắt thép, sỏi và đồ nội thất.
– Hàng nông sản: gạo, lúa, bắp, bột mì, rau củ quả
– Hàng sản xuất công nghiệp: dệt vải, bao bì, thức ăn gia súc, máy móc thiết bị.
– Hàng xuất nhập khẩu và hàng siêu trọng, siêu trường.
Cách tính giá cước vận chuyển đường thủy nội địa
Vận chuyển đường thủy nội địa có phương pháp tính giá cước dựa trên cách phổ biến dưới đây:
– Các công ty có quy mô nhỏ thường áp dụng tính theo nhu cầu đội tàu vận chuyển (tiền công, lương theo ngày lương của người vận chuyển).
– Cách tính theo chỉ tiêu kinh doanh được nhiều công ty cung cấp dịch vụ sử dụng. Chỉ tiêu này bao gồm tiền thuế, lệ phí xăng dầu và bến cảng, tiền thuê nhân viên, công nhân.
– Tính theo thời gian vận chuyển, tùy vào quãng đường dài – ngắn mà công ty đưa ra mức phí thích hợp.
– Tính theo từng thành phần vận tải, tức là các công ty phân loại hàng hóa có những đặc tính chung với nhau để vận chuyển cùng chuyến.